ĐỘNG ĐÚ ĐỞN

( o. 0 ) ( o.o ) NẾU BẠN LÀ NGƯỜI THÍCH DU LỊCH -*o*- BẠN THÍCH GẶP GỠ NHỮNG NGƯỜI BẠN THÚ VỊ -*o*- BẠN MUỐN BỘC LỘ TÀI NĂNG ( o. 0 ) ( o.o ) - ĐỘNG ĐÚ ĐỞN HÂN HOAN CHÀO ĐÓN CÁC BẠN GIA NHẬP -
Trang ChínhTrang Chính  Đăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  

 

 Du lịch trong nước

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
nguyenthanhluan
Buông rèm nhiếp chinh
Buông rèm nhiếp chinh
nguyenthanhluan


Tổng số bài gửi : 999
Join date : 23/07/2011

Du lịch trong nước Empty
Bài gửiTiêu đề: Du lịch trong nước   Du lịch trong nước I_icon_minitime24/7/2011, 6:59 am



Giới thiệu những chốn du lịch trong nước Việt Nam


Về Đầu Trang Go down
AIDA
Moderator
Moderator
AIDA


Tổng số bài gửi : 62
Join date : 23/07/2011
Age : 33
Đến từ : HCMC

Du lịch trong nước Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Du lịch trong nước   Du lịch trong nước I_icon_minitime26/7/2011, 8:02 pm

CỔ THẠCH - THIÊN ĐƯỜNG ĐANG CHỜ 3Đ ĐẾN

Khám phá Cổ Thạch, du khách sẽ chìm đắm trong không gian hoang sơ với trời biển xanh thẳm, thanh tân đến lạ kỳ Khu du lịch (KDL) Cổ Thạch thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách TP Phan Thiết khoảng 105 km về hướng bắc, là một quần thể cảnh quan thiên nhiên núi đá trùng điệp với bờ biển vòng cung tuyệt đẹp. Ven bờ là những bãi sỏi bảy màu tuyệt đẹp trải dài như vô tận.


Uploaded with ImageShack.us
Khác với Mũi Né của Phan Thiết, KDL Cổ Thạch còn khá mới mẻ với du khách nhưng nơi này khung cảnh thiên nhiên vô cùng hữu tình. Nét đẹp của Cổ Thạch còn đậm chất hoang sơ với biển xanh, ngôi chùa Cổ Thạch tôn nghiêm, tĩnh lặng hơn trăm năm qua vẫn vững vàng bền trụ trên triền núi đá thi gan cùng tuế nguyệt.


Uploaded with ImageShack.us
Những thế đá kỳ vĩ
Cổ Thạch là một vùng núi đá rộng ngút ngàn, gồm hàng triệu khối đá lớn nhỏ với hình dạng kỳ thú riêng biệt. Có những tảng đá lớn như bàn thạch, úp chồng lên nhau tạo nên muôn vàn thế đá kỳ vĩ. Hàng triệu khối đá nơi đây đều là nguyên sinh và thô mộc, không hề có sự sắp đặt của con người.
Cổ Thạch là nơi du khách sẽ được chiêm ngưỡng những kiệt tác của bàn tay tạo hóa thể hiện trên những hình thù độc đáo. Đá xen đá, đá nối tiếp đá, đá ăn vào núi tạo thành vô vàn các hang động nguyên sinh luồn sâu vào trong lòng đất. Đá ở Cổ Thạch mọc giữa biển khơi, đêm đêm tiếng sóng biển vỗ xạc xào ru giấc ngủ sỏi đá nghìn thu.
Tại bãi biển Cổ Thạch, du khách sẽ có những ngày thỏa thích vui đùa trên bãi biển đẹp hoang sơ, nước biển trong xanh không đục màu phù sa như ở Mũi Né. Đặc biệt chỉ có nơi đây, du khách sẽ thích thú khám phá cảm giác của đôi chân trần trên hàng triệu viên sỏi đủ màu sắc, từ trắng ngà, đen tuyền, nâu sẫm, tím than, xám chì, đến vàng nhạt, xanh lục…Hiếm nơi nào có sỏi nhiều màu như thế nhất là khi bãi sỏi Cổ Thạch lóng lánh dưới ánh nắng mặt trời buổi sớm mai. Thế nên người dân Tuy Phong, Bình Thuận gọi nơi này là bãi đá bảy màu.


Uploaded with ImageShack.us
Khám phá chùa hang
Buổi sáng tắm biển thỏa thích nô đùa. Buổi chiều tịnh tâm, du khách hãy thong dong vãn cảnh chùa Cổ Thạch. Chùa nằm trên ngọn núi cao 64m, kề bên bãi biển Cà Được. Lúc đầu, đó chỉ là một am nhỏ do thiền sư Bảo Tạng dựng nên vào khoảng giữa thế kỷ XIX, đặt tên là chùa Hang. Sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa, chùa Hang ngày càng trở nên khang trang và thu hút nhiều sự thăm viếng của du khách thập phương.
Chùa Cổ Thạch còn là một quần thể kiến trúc bao gồm rất nhiều hang thờ khác nhau được dựng lên dựa vào những tảng đá lớn trên núi. Để thăm cho hết các bàn thờ của nơi đây cũng như ngoạn cảnh chùa bạn phải cần ít nhất hai tiếng đồng hồ. Đường lên các hang thờ quanh co, khúc khuỷu, vòng vèo, hết hang thờ này đến hang thờ khác, nếu không quen đường, bạn có thể bị lạc giữa các lối vào ra. Để thuận tiện, chỉ cần du khách đồng ý là sẽ có một em nhỏ kiêm “hướng dẫn viên” cực kỳ nhiệt tình dẫn đường lên núi thắp hương. Đến đây, du khách đừng quên thắp vài nén hương cho vong hồn các liệt sĩ cách mạng tại bàn thờ riêng mà chùa Hang đã dựng nên dành để thờ phụng các anh.
Đứng trên chùa Hang, phóng tầm mắt ra xa, cả một vùng non nước hữu tình hiện ra choáng ngợp kỳ vĩ. Thấp thoáng phía mũi La Gàn, các đồi cát nhấp nhô trải dài theo bãi biển rất nên thơ. Màu xanh của trời, của biển, của cây cỏ trộn hòa, tâm hồn du khách trở nên thư thái lạ kỳ.

Về Đầu Trang Go down
nguyenthanhluan
Buông rèm nhiếp chinh
Buông rèm nhiếp chinh
nguyenthanhluan


Tổng số bài gửi : 999
Join date : 23/07/2011

Du lịch trong nước Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Du lịch trong nước   Du lịch trong nước I_icon_minitime27/7/2011, 1:51 am


Tặng ''Ai Da'' 10 điểm !
Về Đầu Trang Go down
AIDA
Moderator
Moderator
AIDA


Tổng số bài gửi : 62
Join date : 23/07/2011
Age : 33
Đến từ : HCMC

Du lịch trong nước Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Du lịch trong nước   Du lịch trong nước I_icon_minitime27/7/2011, 6:45 pm

TÁM ƠI, CON CÓ 1 ƯỚC AO, TÁM TỔ CHỨC OFF ĐI CỔ THẠCH VÀO THÁNG 12 NHA TÁM, ƯỚC AO THẬT LỚN LAO.....
Về Đầu Trang Go down
nguyenthanhluan
Buông rèm nhiếp chinh
Buông rèm nhiếp chinh
nguyenthanhluan


Tổng số bài gửi : 999
Join date : 23/07/2011

Du lịch trong nước Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Du lịch trong nước   Du lịch trong nước I_icon_minitime28/7/2011, 12:38 am



Dạ,để từ từ má tính nhen con ?

Về Đầu Trang Go down
nguyenthanhluan
Buông rèm nhiếp chinh
Buông rèm nhiếp chinh
nguyenthanhluan


Tổng số bài gửi : 999
Join date : 23/07/2011

Du lịch trong nước Empty
Bài gửiTiêu đề: Du lịch Qui Nhơn-Bình Định   Du lịch trong nước I_icon_minitime31/7/2011, 7:13 am

/





Các địa chỉ du lịch ở Quy Nhơn - Bình Định



Đập Đá - Địa chỉ du lịch thú vị ở Bình Định

Huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định có 13 xã thì hầu hết các xã được bắt đầu bằng chữ Nhơn, như: Nhơn Hòa, Nhơn Hưng, Nhơn Khánh, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Thành, Nhơn Lộc… Riêng có một xã mang cái tên khác lạ: Đập Đá (trước là xã, nay đã thành thị trấn).

Sở dĩ xã được mang tên hành chính như vậy vì xưa kia đây là vùng sông nước với sông Kôn, sông Đập Đá và nhiều nhánh chằng chịt. Các cư dân vùng này phải đắp đập bổi để canh tác gọi là đập Thạch Yển, sau là đập Thạch Đề tức là Đập Đá, vì chỗ này sông rộng, có bến đá ong nổi tự nhiên rất đẹp.

Đập Đá nằm ở phía đông thành Đồ Bàn xưa của Chiêm Thành và thành Hoàng Đế sau này của vua Tây Sơn Thái Đức Nguyễn Nhạc. Là phên dậu của đất đế vương nên nơi đây hội tụ nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo để cung cấp cho vua quan và các thân bằng quyến thuộc chi dùng. Đó là nghề dệt vải với các loại hàng cao cấp như lụa, the, lương, xuyến, lãnh. Đó là nghề rèn, nghề đúc đồng với các đồ thờ cúng như tượng, lư, đỉnh… Đó là nghề làm nón ngựa, làm giày da guốc mộc để các chàng công tử ăn diện. Rồi là các nghề chăn tằm ươm tơ, nghề tiện gỗ, nghề gốm, nghề kim hoàn, nghề khảm xà cừ, nghề làm nhang, làm đồ hàng mã… khá phát triển ở mỗi thôn xóm của Đập Đá tạo nên sự đa dạng ngành nghề thủ công và việc buôn bán sầm uất.

Đập Đá là nơi xưa kia anh Hai Trầu Nguyễn Nhạc thường xuôi ngược sông Kôn từ Tây Sơn Thượng đạo xuống, chở theo trầu cau mua bán, đổi chác hàng hóa ở đây nhưng cũng là để thăm dò dân tình, chuẩn bị tổ chức lực lượng cho cuộc khởi nghĩa. Đây chính là quê hương của ông "Chảng Ngang Thiên" Đinh Văn Nhưng, một trong những thầy dạy võ, người đỡ đầu anh em Tây Sơn.

Đập Đá nổi tiếng từ lâu đời nên đã đi vào ca dao:

Em về Đập đá quê cha
Gò Găng quê mẹ, Phú Đa quê chồng
...Anh về Đập Đá đưa đò
Trước đưa quan khách, sau dò ý em
…Anh về Đập Đá, Gò Găng
Cùng em kéo sợi dưới trăng chung tình…


(Nguồn: Theo báo Bình Định)





Chinh phục đỉnh Hàm Rồng

Du lịch trong nước Hamrong

Đến địa phận thôn Long Thành thuộc xã Phước Mỹ, Tp. Quy Nhơn, theo con đường thôn ngoằn ngoèo, uốn khúc quanh những khu rừng bạch đàn và keo lá tràm khoảng chừng 1,6 km, bạn sẽ đến được bờ tràn của hồ Long Mỹ.

Men theo bờ tràn của đập vài trăm mét nữa, hẳn bạn sẽ ngỡ ngàng khi bắt gặp con suối Ngang (gọi là suối Đá), do nước đổ từ đỉnh núi Hàm Rồng và chảy xuống hồ Long Mỹ. Lòng suối có rất nhiều phiến đá với đủ hình thù, nhỏ, chen nhau đứng, ngồi. Nước suối Ngang chảy từ trên đỉnh núi cao và dốc, lại bị nhiều phiến đá ngáng trở nên giận dữ trào ra những dòng thác trắng xóa.
Tiếng róc rách bất tận của nước. Những thanh âm vi vút của rừng và cảm giác được chinh phục, khám phá những bí mật còn nằm sau những tảng đá khổng lồ kia đã đưa bạn đến với lưng chừng núi từ lúc nào.

Tại đây, bạn đừng bỏ qua cơ hội được tắm nước "Giếng Tiên". Đó là một hốc nước rộng trong văn vắt, quanh năm không bao giờ khô cạn. Sau một hồi lội suối, trèo non, được tắm nước Giếng Tiên thì tinh thần sảng khoái.

Dân địa phương kể rằng: trước đây, ở suối Ngang có một loại đặc sản rất có giá trị, đó là loài cua Đinh. Cua Đinh (còn gọi là con Trạnh) trông giống như ba ba nhưng mai cứng hơn, vóc dáng to lớn hơn, có con cân nặng 5-7 kg. Thịt cua Đinh vừa dai, ngọt vừa thơm nên giá trị kinh tế rất cao. Về đêm, đi câu chình ở suối Ngang cũng là một cái thú… Còn bây giờ, do sự khai thác "tận diệt", những sản vật quý hiếm ở suối Ngang hầu như không còn.

Càng ngược lên cao, bạn sẽ gặp nhiều thác đẹp. Nhưng muốn chinh phục đỉnh núi, có lẽ cần phải có sự chuẩn bị "dài hơi" cho đôi chân. Ông Trần Đại Long, một người dân nhà ở gần lưu vực hồ Long Mỹ cho biết: "Người dân ở đây muốn biết "mưa thuận, gió hòa" hay không, cứ nhìn lên đỉnh núi. Hôm nào đỉnh núi có sương mù thì nhất định 1-2 ngày sau trời sẽ có mưa"...

Đỉnh Sương Mù (đỉnh Hàm Rồng) còn có một loại chè đặc biệt gọi là chè Tiên, người dân thường lên núi hái về thái nhỏ phơi khô để dùng. Chè có vị ngọt, chát ở đầu lưỡi và đặc biệt còn chữa được bệnh đường ruột.

(Nguồn: Theo báo Bình Định)



Tháp Đôi Quy Nhơn

Du lịch trong nước Thapdoi

Đất Bình Định có nhiều tháp, cụm tháp Chàm nằm rải rác ở 8 địa điểm thuộc các huyện phía nam tỉnh, như cụm tháp Dương Long (3 tháp) ở huyện Tây Sơn; tháp Bánh Ít (4 tháp) ở Phước Lộc, Tuy Phước; tháp Cánh Tiên ở Nhơn Hậu, An Nhơn và một số tháp ở Phù Cát. Riêng Quy Nhơn có tháp Đôi (2 tháp) ở gần đường Trần Hưng Đạo, cửa ngõ vào thành phố.

Tháp Đôi Quy Nhơn tọa lạc tại làng Hưng Thạnh xưa, bây giờ thuộc phường Đống Đa, cách trung tâm thành phố chừng 3 km về phía tây bắc. Gần tháp Đôi là cầu Đôi trên quốc lộ 19, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại. Chẳng hiểu sao người xưa lại cứ "ghép đôi":

Cầu Đôi liền với Tháp Đôi
Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng

Tháp Đôi cũng như các tháp Chàm khác ở Bình Định, là một di tích văn hóa nghệ thuật mang màu sắc tôn giáo của người Chăm xa xưa. Các tháp có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Tháp cấu trúc khá độc đáo, đặc biệt là kỹ thuật mài dũa, lắp ghép các tảng đá chồng khít lên nhau rất vững chắc.

Quanh tường phía ngoài, các góc và trên nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc các hình tượng thần, chim, thú thần theo tín ngưỡng của người Chăm rất sinh động. Tháp Đôi một lớn một nhỏ đứng gần kề nhau như cặp vợ chồng quấn quít. Tháp đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá khá nặng nề.

Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Ba Lan và các chuyên gia khảo cổ trong nước, tháp Đôi đã được Nhà nước đầu tư hàng tỉ đồng để trùng tu, tôn tạo. Từ 1991-1997, các cán bộ khoa học và những người thợ khéo ở Quy Nhơn đã miệt mài đục đẽo, tạo tạc với kỹ thuật mài gạch, lắp ghép khá thành công, trả lại gần như dáng vẻ ban đầu của tháp.

Tháp Đôi Quy Nhơn không chỉ là nơi để các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Đông Nam Á, văn hóa Chăm tiếp tục công việc mà còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn ở Bình Định.

(Nguồn: Theo báo Bình Định)
Về Đầu Trang Go down
nguyenthanhluan
Buông rèm nhiếp chinh
Buông rèm nhiếp chinh
nguyenthanhluan


Tổng số bài gửi : 999
Join date : 23/07/2011

Du lịch trong nước Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Du lịch trong nước   Du lịch trong nước I_icon_minitime31/7/2011, 7:15 am

Thập Tháp Di Đà Tự, danh lam trời Việt

Du lịch trong nước Thapthap

Trên đất nước Việt Nam bốn nghìn năm văn vật đã có rất nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng. Có ngôi chùa ra đời một cách hồn nhiên từ nơi gò đống, trẻ chăn trâu phát hiện một mô đá tượng hình đấng từ bi, bỗng thấy không thể giỡn đùa được mà mỗi lúc đi ngang dứt khoát không thể không cúi đầu.

Có ngôi chùa ra đời từ giấc mơ, khi thì của một thường dân vượt qua cơn hoạn nạn, khi thì do một vị quan hưu "trẻ nghĩ đến nhà già nghĩ đến chùa", khi thì của một bậc đế vương đang trên đường vi hành chọn chốn tiềm long ẩn phụng. Có ngôi chùa ra đời từ một lời nguyện gia đình, dòng tộc hoặc xóm làng như sấm truyền. Đạo Phật qua các triều đại phong kiến có lúc là quốc đạo. Chùa Trấn Quốc tương truyền có từ thời Lý Nam Đế (544-548) khi ấy được gọi là chùa Khai Quốc. Chùa Diên Hựu (Một Cột) do vua Lý Thái Tông mộng thấy Phật Quan Âm dắt lên tòa sen nên xây tượng hình tòa sen dựng lên bởi cột đá giữa hồ. Chùa Keo kết hợp giữa đền và chùa, được dựng bởi thiền sư Dương Không Lộ với hàng trăm gian "thượng gia hạ trì" giữa biển lúa Thái Bình. Chùa Quán Sứ đời Lê dựng lên cạnh khu nhà đón tiếp các sứ thần Chiêm Thành, Lão Qua để họ thuận tiện hương đăng tụng niệm. Chùa Yên Tử là nơi phát tích thiền phái Trúc Lâm với tam tổ: Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Chùa Mía, chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, chùa Bút Tháp v.v… mỗi ngôi là một sự tích vừa mang ý nghĩa Phật giáo vừa hàm chứa phong tục tập quán và tín ngưỡng mang mầu sắc Việt Nam.

Thập Tháp Di Đà Tự thuộc vào hàng chùa chiền ra đời sớm ở Đàng Trong, tính đến nay đã hơn ba trăm năm, từ 1677. Mười ngôi tháp yểm hậu của người Chàm trên khu gò phía bắc thành Đồ Bàn đã gãy đổ nhưng còn in đấu trong địa danh xứ sở này, tương truyền do đó mà thiền sư Nguyên Thiều, người sáng lập chùa dùng làm tự danh. Chùa nằm trên đồi Long Bích, mặt hướng về núi Mò O, là vùng Lãng Uyển của vua chúa Chiêm Thành xưa. Nay hãy còn các Giếng Vuông và Hồ Sen xây bằng đá ong to đặc trưng trong xây dựng Chàm. Di Đà là tên một vị Phật mà các Phật tử làm cửa miệng trong câu chào hỏi: "Nam mô A Di Đà Phật". Thiền sư Nguyên Thiều (1648-1715) là vị tổ thứ 33 thiền phái Lâm Tế Chánh Tông, dừng chân nơi đây trên đường truyền đạo với một ngôi lều cỏ đơn sơ được dựng lên. Bảy năm sau, 1683, nhà chùa và bổn đạo dùng gạch đá của mười ngôi tháp đổ dựng lên chùa thay ngôi lều cỏ cũ nát.

Chùa Thập Tháp, như một số ngôi chùa khác ở Việt Nam, đã mất mát khá nhiều di sản vật thể cũng như phi vật thể, qua các cuộc chiến chinh ly loạn. Nhưng những gì lưu giữ được, cũng chứng minh một cách hùng hồn giá trị của Tổ Đình mà ai muốn nghiên cứu lịch sử văn hóa xã hội nói chung, lịch sử tôn giáo nói riêng ở Đàng Trong thời kỳ này cũng phải để tâm khảo cứu.

(Nguồn: Theo báo Bình Định)



Đánh thức Bãi Bàu

Du lịch trong nước Baibau

Trước đây, cái tên Bãi Bàu còn xa lạ với nhiều người và cũng chưa có tên trong bản đồ du lịch tỉnh Phú Yên. Từ khi con đường biển (tránh đèo Cù Mông) nối Sông Cầu - Phú Yên với Quy Nhơn - Bình Định mở ra, Bãi Bàu đã được đánh thức.

Bãi Bàu nằm phía Bắc huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, cách con lộ Sông Cầu – Quy Nhơn chừng 200m. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến Bãi Bàu, du khách sẽ thấy một bãi biển tuyệt sạch, hình cánh cung, dài chừng 1.000m, bao bọc bởi hai dãy núi nhô ra biển.

Bãi Bàu còn có những ghềnh đá, đồi núi, tạo nên vẻ nguyên sơ, hữu tình. Khách đến đây ngoài tắm biển còn có thể nhảy ghềnh, câu cá, leo núi. Hiện nay ở đây đã hình thành khu du lịch nghỉ dưỡng mang tên Bãi Bàu với nhiều hạng mục: nhà hàng, nhà nghỉ, khu lều trại.

Đặc biệt, trên lưng chừng núi còn có các nhà nghỉ được thiết kế theo kiểu nhà rông Tây Nguyên xinh xắn. Đến khu du lịch Bãi Bàu, thực khách sẽ có dịp thưởng thức nhiều đặc sản biển như sò huyết Ô Loan, cá thu chấm với nước mắm Ông Già ngon trứ danh ở Phú Yên.

Muốn đến Bãi Bàu, du khách có thể đi từ thị xã Tuy Hòa ra nhưng tiện hơn vẫn là từ thành phố Quy Nhơn đi vào chừng 15km. Thường, tour du lịch của các hãng lữ hành thiết kế: buổi sáng, sau khi dùng điểm tâm tại TP Quy Nhơn khách sẽ tham quan cụm danh thắng Ghềnh Ráng – mộ Hàn Mặc Tử – bãi Trứng, bãi tắm Hoàng Hậu – bệnh viện và làng phong Quy Hòa (khoảng 11 giờ), sau đó tiếp tục đến Bãi Bàu để tắm biển, dùng cơm trưa, nghỉ ngơi (nếu muốn lưu lại thì thuê phòng hoặc quay trở lại Quy Nhơn).

(Nguồn: http://www.vnnavi.com/quynhon/travel/baibau.html)



Cổ Kính Sơn Long

Du lịch trong nước Sonlong

Chùa Sơn Long, dân địa phương quen gọi là chùa Hang, đã được thành lập hơn 300 năm và là một ngôi chùa cổ thứ nhì của tỉnh Bình Định, chỉ đứng sau chùa Thập Tháp (An Nhơn). Chùa Sơn Long nguyên là Giang Long Thiền Thất, tọa lạc trên sườn núi Trường Úc.

Sau đó, chùa được tái thiết trên một khu đất hình thang sát chân núi (Trường Úc), cách cầu Trường Úc khoảng 700m về hướng Đông, nay thuộc phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn.

Bạn sẽ gặp một ngôi chùa cổ nép mình bên núi Trường Úc, cổng tam quan khiêm nhường hòa mình cùng hàng rào cây lá xanh mướt xưa kia nay đã lùi vào trong, nhường chỗ cho đôi cổng mới được thiết kế quy mô và hiện đại hơn nhưng ngôi chùa vẫn giữ được những nét rêu phong, cổ kính ban sơ của nó.

Kiến trúc chùa đã có nhiều thay đổi nhưng khuôn viên chùa vẫn giữ như cũ. Mặt tiền hình cánh cung niễng, mặt hậu đất đá lồi lõm sát vách núi. Chính vẻ mộc mạc, hoang sơ của khuôn viên chùa đã phần nào tạo nên vẻ u huyền cổ kính cho chùa. Tương truyền, dưới chân núi phía sau chùa, xưa kia có một tảng đá rất lớn trông như miệng rồng có hàm trên, hàm dưới với một cái lưỡi nhỏ đưa ra ở chính giữa. Vào những tiết hạn hán, các cụ tiên chỉ trong vùng thường đến đây ăn chay, đạp đất để cầu mưa thuận, gió hòa. Tảng đá đó có tên gọi đá Hàm Long, nay không còn nữa vì nạn chẻ đá. Trong chùa có 15 ngôi mộ tháp lớn nhỏ, có những ngôi mộ vẫn còn giữ nét rêu phong, cũ kỹ của mấy trăm năm về trước, có mộ tháp đã được trùng tu khang trang hơn. Theo Đại Thích Đồng Đức, đang trụ trì chùa, năm 1992, chùa đã cho xây dựng thêm tượng Bồ tát Quan âm ở hướng Tây. Năm 1996, xây tượng Thích ca Mầu Ni tọa thiền phía tây bắc... mang lại sắc khí mới cho chùa.

Đến Sơn Long, bạn còn được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Lồi 7 đầu rồng bằng đá nặng 1,5 tấn, cao 3,1 m với chạm khắc hoa văn sau lưng. Bức tượng được xác định của người Chămpa tạc từ thế kỷ thứ VIII... Dù dáng vẻ còn khiêm tốn nhưng Sơn Long vẫn dập dìu khách phương xa đến thăm thú, lễ bái, vãn cảnh... đặc biệt là trong những dịp đầu năm mới.

(Nguồn: Theo báo Bình Định)



Hầm Hô - lâm viên du lịch hoang dã

Du lịch trong nước Hamho

Hầm Hô là khu di tích danh lam thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Hầm Hô còn có địa thế hiểm yếu, là căn cứ địa của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, Nghĩa Bình Cần Vương chống Pháp của Mai Xuân Thưởng. Đây cũng là địa bàn những năm chống Mỹ cứu nước.

Ngày 17-2-1995 UBND Bình Định đã ra Quyết định số 287/QĐ-UB công nhận khu danh thắng Hầm Hô và cho đăng ký khoanh vùng bảo vệ với diện tích 150.000 km2. Là một thắng cảnh nổi tiếng thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, nhưng Hầm Hô hấp dẫn không phải bởi những công trình xây dựng nguy nga tráng lệ do bàn tay con người tôn tạo.

Chuyện kể rằng, Hầm Hô là tiếng gọi dân dã có tự rất lâu đời bắt nguồn từ một hiện tượng có thật thường xảy ra trên đoạn sông Kút. Hàng năm, vào thời điểm nóng nhất của mùa khô, đặc biệt là những năm hạn hán, lúc mà người dân mong đợi mưa xuống thì ngay trên đoạn sông này vào ban đêm thường có những âm thanh lạ lùng nổi lên rất rõ tựa như tiếng người cùng nhau hô hoán. Sau đó một thời gian rất ngắn, trời có mưa giông. Từ những tiếng hô hoán như vậy nên đoạn sông này được gọi là Hầm Hô, xuất phát từ cụm "hô phong hoán vũ" mà việc cầu mưa là một vấn đề rất linh thiêng từ thuở xa xưa. Tuy nhiên, theo giải thích của các nhà khoa học thì đây chỉ là hiện tượng tự nhiên. Hầm Hô là hạ lưu của sông Kút chảy uốn khúc quanh theo hai vách núi dày đặc cây rừng và đá trải nên nhiệt độ luôn thấp hơn lưu vực đồng bằng. Khi hạn hán đạt đến đỉnh điểm thì chắc chắn đất trời sẽ chuyển để đổ mưa. Chính trong giai đoạn chuyển mưa đã tạo nên những luồng không khí lạnh hơn, mạnh hơn tràn về hạ lưu. Khi qua Hầm Hô gặp phải một địa hình đặc biệt: cây rừng dầy đặc cùng hang hốc thâm sâu của đá núi đã tạo nên âm thanh vang dội.

Theo người dân địa phương, mùa xuân là thời điểm đẹp nhất trong năm nếu muốn đến vãn cảnh Hầm Hô. Vào những ngày cuối đông, trời giáp Tết vẫn còn se lạnh, lúc đó sẽ có hàng vạn du khách tới Hầm Hô trên lối mòn ngoằn ngoèo dọc suốt bên sông. Du khách mua vé thuyền 5.000đ/người/1ượt để đi tới Bờ Ðập. Sau đó, ngược dòng sông, qua thắng cảnh lộng lẫy như Vực Sặc, Vực Bà, Vực Hòm, Ðá Cháy, Thác Hai, Thác Ba, Ðỉnh Sương Mù, Làng Cát..., những nơi tận cùng dòng sông Kút giáp với tỉnh Phú Yên và Gia Lai, du khách có một cảm giác thú vị và hiếu kỳ về một chuỗi vô tận của thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.

Dòng sông Kút trải dài uốn lượn theo non xanh trùng điệp với những cảnh quan hoành tráng nên thơ đang nép mình phía sau cửa ngõ Hầm Hô. Từ đầu xuân đến cuối hạ, du khách có thể tới Hầm Hô thưởng ngoạn. Ðể đi theo tour tự mình khám phá, phải có ít nhất hai người dân địa phư ơng dẫn đường với giá một ngày công cho một người là 50.000 đ bao ăn uống hoặc liên lạc với Ban quản lý du lịch Hầm Hô. Trong hành trình trở về sông Kút, một điều dễ dàng nhận thấy là tiềm năng sẵn có trên con sông này nhiều nhưng chưa có điều kiện để phát triển. Hầm Hô hiện tại là khu du lịch khá nổi tiếng vì nét nguyên sơ của nó, nhưng để phát triển hơn nữa thì chưa thể thực hiện ngay được. Hầm Hô hấp dẫn nhưng gian truân và cách trở.

Cũng đã có người mơ tới một đường cáp treo được xây dựng dọc theo bờ sông Kút để cho du khách chiêm ngưỡng vẻ hoang sơ hùng vĩ của núi rừng, cái quanh co uốn khúc của dòng sông, không gian mát dịu sảng khoái cùng ánh trăng rừng lung linh trên sóng bạc. Lúc đó Tây Sơn, Bình Ðịnh này sẽ là "Lâm viên du lịch hoang dã " nổi bật nhất nhì đất nước. Hy vọng khi có đường cáp treo, Hầm Hô sẽ là nơi hội ngộ du khách từ khắp bốn phương.

(Nguồn: Theo báo TBKT)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Du lịch trong nước Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Du lịch trong nước   Du lịch trong nước I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Du lịch trong nước
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Du lịch nước ngoài
» Mùa thu trong mưa
» Nước mắt đàn ông
» Họp Mặt BD city(Khu du lịch Đại Nam)
» Du lịch Băng Cốc (Thailand)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ĐỘNG ĐÚ ĐỞN :: Đú Đởn's entertainment :: Giải trí-Vui chơi-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất